Thủ tục cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài năm 2023 vừa mới được điều chỉnh bổ sung theo quy định mới: Nghị định 70/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP), có hiệu lực từ ngày 18/9/2023.
Nhà quản lý doanh nghiệp là gì?
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều kiện xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
- Nhà quản lý muốn làm việc liên tục trên 3 tháng
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí, chức danh dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.
- Có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh, có trường hợp thì không có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giữ các chức vụ quan trọng như giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, trưởng văn phòng đại diện, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị….
- Làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động.
Quy trình xin giấy phép lao động cho nhà quản lý
Bước 1: Thông báo tuyển dụng lao động vào vị trí nhà quản lý
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu và giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Bước 2: giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục báo cáo, giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài ở vị trí nhà quản lý làm việc tại doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm: Mẫu 01/PLI, giấy phép đăng ký kinh doanh
Thời gian nộp hồ sơ: trước ít nhất 25 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động
Kết quả: Công văn chấp thuận cho phép sử dụng nhà quản lý nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp (điều kiện là hồ sơ trên giải trình hợp lệ, đầy đủ, đúng quy định)
Cơ quan giải quyết thủ tục: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố giải quyết trong khoảng 10 ngày làm việc
Cách thức thực hiện: Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online.
Bước 3: xin giấy phép lao động
Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động – Mẫu 11/PLI mới
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ).
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người LĐNN không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp (có thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ).
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý: Giấy tờ chứng minh là các loại giấy tờ phù hợp theo từng trường hợp chức danh công việc là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức. Cụ thể:
- Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người LĐNN trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động.
- Các giấy tờ liên quan đến người LĐNN (nếu thuộc một trong các trường hợp):
Trường hợp “Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp”: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người LĐNN đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
Trường hợp “Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế”: phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người LĐNN làm việc tại Việt Nam;
Trường hợp “Nhà quản lý”: văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người LĐNN sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc; hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP (Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương; Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
Lưu ý: Các giấy tờ (giấy chứng nhận sức khỏe, lý lịch tư pháp, tài liệu chứng minh trình độ chuyên môn, văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc, quyết định cử nhân sự, hợp đồng dịch vụ, thỏa thuận 2 bên) là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 4: báo cáo
Đối với người lao động nước ngoài theo hình thức Thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Ghi chú: Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Thời gian nộp hồ sơ xin giấy phép lao động: Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người LĐNN dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố
Hình thức nộp hồ sơ: online hoặc trực tiếp tùy trường hợp
Kết quả: giấy phép lao động (điều kiện hồ sơ hợp lệ đầy đủ được Sở Lao động chấp thuận)
Khó khăn khi xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nằm ở bước giải trình và xác định trường hợp, lựa chọn hướng giải quyết, chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động. Không giải trình được xem như không xin được giấy phép lao động.
Liên hệ hotline luật sư: 0914.500518 để được hỗ trợ.
Luật sư Đà Nẵng