Menu
0
Trang chủ » HỎI ĐÁP»LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP» Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP

Hỏi: Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân của ông có đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh. Quan điểm về pháp nhân như vậy có đúng theo quy định pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, pháp nhân trước hết phải là một tổ chức. Doanh nghiệp tư nhân không được coi là một tổ chức vì do một người làm chủ. Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân của ông có đủ tư cách pháp nhân để tham gia kinh doanh là một cách hiểu sai về pháp nhân vì không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Vậy hãy cho biết theo pháp luật quy định thì có những loại pháp nhân nào?

Theo quy định tại Điều 75, 76 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có những loại pháp nhân sau:

a) Pháp nhân thương mại

          - Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

          - Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Pháp nhân phi thương mại

- Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

- Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Liên hệ hotline luật sư: 0914.500518

Luật sư doanh nghiệp

icon1 English

 

QUÝ KHÁCH CHỈ CẦN GỌI 0905.503 518 - 0914 500 518