Menu
0
Trang chủ » Tư vấn pháp luật khác»Tư vấn luật giáo dục» Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh? Quy định về chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên? Phụ cấp đối với kiêm nhiệm chức danh của giáo viên?

Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh? Quy định về chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên? Phụ cấp đối với kiêm nhiệm chức danh của giáo viên?

Tư vấn luật giáo dục

Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh? Quy định về chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên? Phụ cấp đối với kiêm nhiệm chức danh của giáo viên?

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:

1. Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh? Quy định về chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên?

Tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:

Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.

Như vậy, theo quy định thì mỗi giáo viên không thể kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất. Theo đó là giáo viên đang kiêm nhiệm chủ nhiệm và chủ tịch công đoàn. Bây giờ nhà trường phân công kiêm nhiệm chức tổ phó bộ môn, việc nhà trường phân công giáo viên kiêm nhiệm 03 chức vụ là không đúng quy định.

2. Quy định về giảm định mức tiết dạy trong chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên?

Quy định về giảm định mức tiết dạy trong chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên còn được hướng dẫn tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

– Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần

– Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần

– Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần

– Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

– Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

– Giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách nếu kiêm nhiệm thêm các chức vụ khác cũng sử dụng chế độ giảm định mức giờ dạy thì chỉ được hưởng một chế độ giảm định mức giờ dạy cao nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm.

– Cán bộ quản lý trường học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm công tác công đoàn không chuyên trách vẫn phải dạy đủ số giờ dạy theo quy định. Nếu thời gian kiêm nhiệm làm công tác công đoàn dẫn đến tổng thời gian làm việc vượt định mức so với quy định thì được hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.

Thực tiễn cho thấy, muốn nhân rộng và phát huy hiệu quả của các chức danh kiêm nhiệm cần phải có sự quan tâm của các cơ quan thực hiện pháp luật, xây dựng chiến lược về công tác giáo viên kiêm nhiệm chức danh một cách bài bản; quan tâm quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng giáo viên để bố trí vào các chức danh kiêm nhiệm phù hợp, hiệu quả, đúng pháp luật. Việc quy định giảm định mức tiết dạy trong chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên giúp giảm bớt khối lượng công việc mà giáo viên phải đảm nhận trong khi quỹ thời giờ làm việc có giới hạn nhưng đảm bảo việc giảm định mức tiết dạy không để ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, đó chính là giảng dạy.

3. Phụ cấp đối với kiêm nhiệm chức danh của giáo viên?

Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn tạm thời chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

4. HỆ SỐ PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH

1. Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục được quy định như sau:

Số thứ tự

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Cơ sở đại học trọng điểm:

 

– Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

 

 

 

– Giám đốc

– Chủ tịch Hội đồng đại học

– Phó giám đốc

– Trưởng ban và tương đương

– Phó trưởng ban và tương đương

 

 

 

1,10

1,05

1,00

0,80

0,60

 
 

– Trường đại học trọng điểm

– Hiệu trưởng

– Chủ tịch Hội đồng trường

– Phó hiệu trưởng

1,10

0,95

0,90

 

2

Trường đại học khác

– Hiệu trưởng

– Chủ tịch Hội đồng trường

– Phó hiệu trưởng

1,00

0,85

0,80

 
   

– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên):

+ Trưởng khoa

+ Phó trưởng khoa

 

– Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,50

 

 

0,40

 

 

 

 

 

0,60

0,50

 

 

0,40

 

0,30

Áp dụng chung cho tất cả các loại trường

3

Trường cao đẳng

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

 

0,90

0,80

 

0,70

0,60

Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I

   

– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,45

 

 

0,35

 

 

 

0,25

 

0,20

Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng

4

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

 

0,80

0,70

0,60

 

0,60

0,50

0,40

 
   

– Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

– Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

– Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,35

 

 

0,25

 

 

0,20

0,15

Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN

5

Trường trung học phổ thông

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

 

0,70

0,60

0,45

 

0,55

0,45

0,35

Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I

   

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

 

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,25

 

 

0,15

 

6

Trường trung học cơ sở

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

 

0,55

0,45

0,35

 

0,45

0,35

0,25

Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I

   

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

 

0,15

 

7

Trường tiểu học

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

 

0,50

0,40

0,30

 

0,40

0,30

0,25

 
   

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

 

0,15

 

8

Trường mầm non

– Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

– Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

 

0,50

0,35

 

0,35

0,25

 
   

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

 

0,15

 

9

Trung tâm cấp tỉnh

– Giám đốc

– Phó giám đốc

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

 

10

Trung tâm cấp quận, huyện

– Giám đốc

– Phó giám đốc

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,40

0,30

0,20

 

11

Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

– Giám đốc

– Phó giám đốc

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,60

0,50

0,30

 

12

Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

– Giám đốc

– Phó giám đốc

– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

 

2. Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính tham gia, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Liên hệ hotline: 0914.500518

Luật sư tư vấn luật giáo dục

icon1 English

 

QUÝ KHÁCH CHỈ CẦN GỌI 0905.503 518 - 0914 500 518