Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là bao lâu? Khi hết thời hiệu khởi kiện, các bên có được tiến hành khởi kiện lên tòa án nhân dân để phân xử hay không? Nếu không được, quyền, nghĩa vụ các bên sẽ được giải quyết như thế nào? …
1. Luật sư tư vấn về tố tụng dân sự
Thời hiệu khởi kiện là quy định rất quan trọng và cần phải nắm rõ trong tố tụng dân sự để khởi kiện vụ án dân sự. Việc xác định thời hiệu được Bộ luật dân sự quy định khá rõ ràng đối với các trường hợp, vụ án cụ thể. Luật sư Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài cung cấp các dịch vụ tư vấn khởi kiện, tham gia tranh tụng giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
- Thời hiệu khởi kiện các vụ việc dân sự;
- Hậu quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật;
- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến Luật tố tụng dân sự, dân sự, hành chính, … .
2. Tư vấn về thời hiệu khởi kiện dân sự
Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:
“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Theo đó đối với trường hợp khởi kiện đòi nợ chẳng hạn, thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ và các bên không có thỏa thuận gia hạn thời hạn cho vay. Kể từ thời điểm bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bên vay được cho là có quyền, lợi ích bị xâm phạm và được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp đã đến thời hạn phải trả nợ nhưng bạn chưa thanh toán theo đúng thỏa thuận thì Tòa án có thể buộc bạn phải thanh toán nợ, lãi và bồi thường thiệt hại.
- Về việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng:
Khi bạn không có khả năng trả ngay nợ lãi cho ngân hàng thì bạn có thể xin gia hạn thời hạn chậm trả nhưng phải được phía ngân hàng đồng ý. Nếu quá thời hạn gia hạn này mà bạn vẫn không trả được số nợ của mình thì ngoài việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc bạn còn trả một khoản lãi theo quy định của pháp luật.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
... 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác"
Quý khách hàng có thể tham chiếu những quy định trên để có những phương án đòi nợ/ trả nợ cho hợp lý.
Luật sư luôn đồng hành cùng bạn. Liên hệ số: 0932.575030/ 0914.500518 để được hỗ trợ!
Luật sư Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài.