Menu
0
Trang chủ » HỎI ĐÁP»LĨNH VỰC DÂN SỰ» Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

LĨNH VỰC DÂN SỰ

Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

I, Mục Lục

  1. Khái niệm thi hành án dân sự
  2. Ý nghĩa và vai trò của thi hành án dân sự
  3. Thông tin liên hệ của Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu,
  4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thi hành án dân sự quận Liên Chiểu,
  5. Các bước thi hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu.

1. Khái niệm thi hành án dân sự

Hiện nay, ở Việt Nam có 5 loại hình thi hành án: Dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính. Bên cạnh những đặc điểm chung, mỗi loại hình thi hành án lại có những đặc điểm riêng và trong một số trường hợp chúng có thể đan xen lẫn nhau. Trong đó khái niệm về thi hành án (THA) nói chung và thi hành án dân sự (THADS) nói riêng trong khoa học pháp lý đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung chúng ta có khái niệm như sau: Thi hành án dân sự là một loại hình thi hành án, là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành án, quyết định của tòa án và cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

2. Ý nghĩa và vai trò của thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự có vai trò quạn trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế.

Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành án có mối quan hệ hữu cơ với cơ quan xét xử. Nếu mục đích thi hành án không đạt được thì toàn bộ hoạt động tố tụng trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Nếu một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự, kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực nhà nước bị xem thường. Vì vậy, khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành là đảm bảo hiệu lực pháp luật, hiệu lực pháp lý của Nhà nước, góp phần giữ vững kỷ cương xã hội, nâng cao uy tín của Nhà nước trước nhân dân.

Thông qua thi hành án cũng có thể kiểm tra lại kết quả xét xử trước đó, bản án có hợp lý để thi hành trên thực tế hay không. Qua thi hành án quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm được khôi phục, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải chấm dứt hành vi đó và thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa án.

3. Thông tin liên hệ của Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu

– Địa chỉ: 324 Hồ Tùng Mậu, Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng

– Số điện thoại: 0236 3841713

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thi hành án dân sự quận Liên Chiểu,

– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Trực tiếp thi hành bản án, quyết định sơ thẩm của TAND quận Liên Chiểu.
  • Trực tiếp thi hành bản án, quyết định phúc thẩm của TAND thành phố Đà Nẵng đối với bản án, quyết định sơ thẩm của TAND quận Liên Chiểu.
  • Trực tiếp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND quận Liên Chiểu,
  • Trực tiếp thi hành bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của Cục THADS thành phố.

– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục THADS thành phố.

– Lập hồ sơ xét miễn giảm thi hành án dân sự.

– Giúp Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu, cung cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án dân sự như: Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng Chi cục THADS quận.

– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu.

5. Các bước thi hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu,

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu thi hành án

Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Bước 2: Ra quyết định thi hành án

Tối đa là 05 ngày làm việc, Thủ trưởng của Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu, chủ động hoặc khi có yêu cầu thi hành án thì ra quyết định thi hành án tính từ ngày nhận được quyết định, bản án của Tòa án đối với phần bản án, quyết định về: hình phạt tiền, truy thu tiền, án phí, lệ phí Tòa án, tài sản thu lợi bất chính; trả lại tiền hoặc tài sản cho đương sự; tịch thu vật chứng, tài sản (kể cả quyền sử dụng đất) để sung công quỹ hoặc tiêu hủy; thực hiện các khoản thu khác cho Nhà nước.

Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án. Đối với quyết định giải quyết phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

Đối với các quyết định không thuộc các trường hợp trên, Thủ trưởng Chi cục THADS quận Liên Chiểu, ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

Bước 3: Gửi quyết định về thi hành án

Quyết định thi hành án được gửi cho Viện kiểm sát quận Liên Chiểu, trong thời hạn 03 ngày làm việc. Đối với quyết định cưỡng chế thi hành án, ngoài Viện kiểm sát thì Chi cục THADS quận Liên Chiểu, phải gửi cho Ủy ban nhân dân phường hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

Bước 4: Thông báo về thi hành án

Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ.

Trừ trường hợp cần ngăn chăn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA thì việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản.

 Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:

– Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

– Niêm yết công khai: Chi cục THADS quận Liên Chiểu, gửi thông báo thi hành án cho UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi người phải thi hành án cư trú trong trường hợp người đó không có nơi cư trú rõ ràng.

– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: được áp dụng khi cá nhân, tổ chức, cơ quan là đương sự có yêu cầu.

Bước 5: Xác minh điều kiện thi hành án

Được chia làm 2 trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Thủ trưởng Chi cục THADS quận Liên Chiểu, chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

– Trường hợp 2: Thủ trưởng Chi cục THADS ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.

Bước 6: Thi hành án

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án được tự nguyện thi hành quyết định thi hành án. Nếu người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền đưa ra quyết định bằng văn bản về việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm cho việc thi hành án.

Khi hết thời gian tự nguyện thi hành án, tuy rằng người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không thực hiện quyết định thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.

Bước 7: Thanh toán tiền thi hành án

Việc thanh toán tiền, tài sản được chi trả theo thứ tự ưu tiên như sau:

– Đầu tiên là các chi phí thi hành án và tiền để người thi hành án giao nhà là nơi ở duy nhất để thuê nhà trong thời hạn 01 năm;

– Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;

– Án phí;

– Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định;

– Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

  • Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự như trên. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
  • Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Số tiền còn lại từ việc thanh lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo bản án sẽ được trả cho người phải thi hành án.

Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Bước 8: Kết thúc thi hành án

Việc kết thúc thi hành án được diễn ra khi có một trong các quyết định sau: Quyết định của cơ quan thì hành án về việc trả đơn yêu cầu thi hành án; Quyết định của cơ quan thi hành án về việc đình chỉ thi hành án; Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình trong quyết định thi hành án.

II, Vai trò của Luật sư trong Thi hành án dân sự

Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng có thể tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quá trình thi hành án. Trong giai đoạn thi hành án dân sự, các hoạt động của Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở các công việc như sau:

1, Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng tư vấn pháp luật thi hành án

Trong giai đoạn này, Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng có vai trò tích cực trong việc giải thích nội dung bản án, các quyền lợi và trách nhiệm của các bên đương sự. Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng hướng dẫn đương sự soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án, chuẩn bị các tài liệu liên quan, hoàn tất các điều kiện để nộp đơn yêu cầu thi hành án. Trong quá trình tổ chức thi hành án, Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng hướng dẫn các đương sự về trình tự, thủ tục thi hành án, khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án, thỏa thuận về thi hành án. Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng cũng là người giúp đương sự thực hiện các công việc khác như: xác minh tài sản của người phải thi hành án, tư vấn về các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án, khi giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án … Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều trường hợp đương sự không hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình, thậm chí hiểu sai chức năng của cơ quan thi hành án…Do đó hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong giai đoạn thi hành án rất hữu ích và cần thiết.

Khi tham gia vào quá trình thi hành án, luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng theo dõi các quyết định của cơ quan thi hành án. Với kiến thức pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ của mình, luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng sẽ kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm của chấp hành viên hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Qua những ý kiến phản biện, kiến nghị hoặc khiếu nại của luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng, sẽ đảm bảo cho quá trình thi hành án dân sự diễn ra khách quan, đúng pháp luật, bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

2, Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng đại diện cho đương sự theo ủy quyền để tham gia giải quyết việc thi hành án

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, giai đoạn thi hành án quyết định tính “thành bại” của cả quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên trên thực tế. Có những trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, các đương sự không muốn trực tiếp tham gia vào quá trình thi hành án, họ tìm đến luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng để nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định của Điều 7, điều 7a Luật Thi hành án quy định về quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án. Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng có thể nhận ủy quyền của người được thi hành án, người phải thi hành án để thực hiện các công việc về thi hành án, đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của khách hàng. Có thể thấy vai trò của Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng rất cần thiết, là người tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và đại diện cho các đương sự trong quá trình thi hành án dân sự, luật sư có vai trò thúc đẩy quá trình thi hành án dân sự.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Liên hệ số hotline 0914.500518 của Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng để được hỗ trợ cụ thể.

Luật sư Doanh nghiệp Đà Nẵng

icon1 English

 

QUÝ KHÁCH CHỈ CẦN GỌI 0905.503 518 - 0914 500 518