Menu
0
Trang chủ » HỎI ĐÁP»LĨNH VỰC DÂN SỰ» Quản lý tài sản của người mất tích

Quản lý tài sản của người mất tích

LĨNH VỰC DÂN SỰ

 


Hỏi: 

Lấy lý do bố mình đã đi biệt tích, anh Lê Văn D đã làm đơn gửi đến UBND xã S yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và yêu cầu để mình được quản lý tài sản của bố để lại. Nhưng UBND xã S cho rằng việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và việc giao cho người khác quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú không thuộc thẩm quyền của mình. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành anh D phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền nào để giải quyết yêu cầu của mình?

Trả lời:

Theo Điều 64 Bộ luật dân sự quy định Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.

Như vậy, khi bố của anh D đã đi biệt tích và anh Lê Văn D đã làm đơn gửi đến UBND xã S yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và yêu cầu để mình được quản lý tài sản của bố để lại là đã gửi đến cơ quan không có thẩm quyền giải quyết. Do đó việc UBND xã S cho rằng việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và việc giao cho người khác quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú không thuộc thẩm quyền của mình là đúng với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 64 Bộ luật dân sự nêu trên anh D phải làm đơn gửi đến Toá án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố dụng dân sự để giải quyết yêu cầu của mình.

Hỏi:

Sau khi được Toà án chấp nhận yêu cầu tuyên bố ông B vắng mặt tại nơi cư trú, anh D muốn Toà án giao việc quản lý tài sản của ông B cho  anh quản lý trong khi đó tài sản chung giữa ông B và bà P, và bà P vẫn còn sống. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, yêu cầu của anh D có căn cứ pháp luật không?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý:

- Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;

- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

Như vậy, khi Toà án tuyên bố ông B vắng mặt tại nơi cư trú thì căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 65 Bộ luật dân sự nêu trên, tài sản của ông B nằm trong khối tài sản chung với vợ ông là bà P sẽ do bà P quản lý. Trong trường hợp này việc anh D muốn Toà án giao việc quản lý tài sản của ông B cho anh quản lý là không có căn cứ pháp luật.

Liên hệ hotline luật sư: 0914.500518

Luật sư Dân sự

icon1 English

 

QUÝ KHÁCH CHỈ CẦN GỌI 0905.503 518 - 0914 500 518