Menu
0
Trang chủ » Tư vấn pháp luật khác»Tư vấn luật hình sự» GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG RỒI BỎ TRỐN

GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG RỒI BỎ TRỐN

Tư vấn luật hình sự

GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG RỒI BỎ TRỐN

Theo quy định tại Nghị định 46/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực thi hành từ 1-8-2016 thì hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy được quy định rất cụ thể.

Theo đó, tại Điểm b, Khoản 7, Điều 5 thì người điều khiển, người được chở trên ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Lỗi tương tự, tại Điểm c, Khoản 7, Điều 6 Nghị định quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng thì sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 7 Nghị định.

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác thì mức phạt sẽ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 8 Nghị định.

Gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu gây tai nạn có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điểm c, khoản 2, Điều 260 - Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ  Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định: Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

Luật sư hình sự Đà Nẵng

icon1 English

 

QUÝ KHÁCH CHỈ CẦN GỌI 0905.503 518 - 0914 500 518